banner

Tác hại của gối chống trào ngược

Sử dụng gối chống trào ngược đã và đang là biện pháp được sử dụng nhiều nhất để hỗ trợ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và kể cả người lớn giảm bớt khó chịu. Về cơn bản, việc sử dụng gối chống trào ngược hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ như việc sử dụng các loại thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng gối không đúng cách cũng sẽ mang lại những khó chịu, nguy hiểm tiềm tàng cho trẻ. Vậy, tác hại của gối chống trào ngược bao gồm những điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.

Khó chịu:

Một số trẻ cảm thấy khó chịu và không thể ngủ ở tư thế nghiêng, một số trẻ lại cảm thấy nó gây áp lực hoặc đau ở lưng dưới. Chính vì thế, thời gian sử dụng gối nghiêng và độ nghiêng phụ thuộc vào sự thoải mái của chính bản thân trẻ hoặc bệnh lý mà trẻ đang mắc phải. Nếu em bé của bạn cảm thấy khó chịu khi nằm trên gối, hãy di chuyển trẻ đến bề mặt bằng phẳng và thử lại ở những lần sau.

 

 

tac-hai-cua-goi-chong-trao-nguoc-3

 

 

Nếu bạn vẫn cần phải duy trì tư thế nghiêng cho trẻ thì hãy đặt chân trẻ lên 1 chiếc gối kê chân ( một số mẫu gối có kèm chặn chân sẵn). Ngủ kê cao chân sẽ giúp giảm áp lực cho phần lưng dưới của bé, giúp loại bỏ căng thẳng ở cơ lưng. Ngủ kê cao chân trên một chiếc gối thấp làm giảm đáng kể tác động của trọng lực lên lưng bé, nó có thể khiến trẻ dễ chịu hơn.

Ngạt thở ở trẻ sơ sinh:

Việc sử dụng các gối để định vị giấc ngủ cho trẻ sơ sinh là không an toàn, ngay cả khi trẻ bị trào ngược. Trẻ có thể bị dễ vào các tư thế nguy hiểm như: Trượt xuống đáy gối, lật úp vào giữa khe gối và nôi hoặc rơi ra khỏi gối, có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở. Chính vì thế, khi sử dụng gối chống trớ sữa cho các giấc ngủ bạn cần kiểm tra độ chắc chắn và không được có các khe hở, vị trí trượt nguy hiểm có thể xảy ra.

 

 

tac-hai-cua-goi-chong-trao-nguoc-1

 

 

Những chiếc gối chống trào ngược quá mềm sẽ dễ khiến trẻ bị áp lực cột sống và có nguy cơ ngạt thở khi không may úp mặt vào gối. Chính vì thế bạn tuyệt đối không để trẻ ngủ trên những chiếc gối tròn này và luôn sử dụng dưới sự giám sát của người lớn.

 

Ảnh hưởng cột sống:

Trên cơ bản, việc sử dụng gối chống trào ngược bất kỳ nào loại cũng không làm ảnh hưởng đến cột sống của trẻ nếu bạn sử dụng đúng mục đích và thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng sai cách hoặc đặt trẻ ở sai tư thế, sử dụng liên tục trên một chiếc gối không phù hợp, thì cổ và lưng của trẻ có thể không được căn chỉnh đúng cách, gây ra hiện tượng cong vẹo cột sống.

Trong bài viết “ Trẻ sơ sinh nằm gối chống trào ngược có ảnh hưởng đến cột sống không “ đã được chúng tôi viết ở kỳ trước, bạn có thể tìm đọc để có thêm nhiều thông tin chính xác.

 

 

tac-hai-cua-goi-chong-trao-nguoc-6

 

Vị trí chính xác của cơ thể bé trên gối chống trào ngược như sau: Đầu và cổ của bé phải được đặt phía trên gối nghiêng và kết thúc ở vị trí ở lưng dưới của bé, ngang bằng với đỉnh mào chậu (hoặc đỉnh xương hông của bạn). Phần mông và hông của bé phải nằm trên mặt bằng phẳng.

 

Chất liệu không an toàn:

Để cạnh tranh về giá thành của sản phẩm, một số mẫu gối đang bán trên thị trường ( đặc biệt là các dòng gối tròn ) sẽ được làm bằng những nguyên liệu không phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh. Khi bạn chọn mua gối cho trẻ, cần quan tâm về chất lượng của vải, chất lượng ruột gối để đảm bảo chúng không gây ra dị ứng hay mẩn ngứa cho trẻ.

 

 

tac-hai-cua-goi-chong-trao-nguoc-2

 

 

Ngoài ra, bạn cần phải vệ sinh định kỳ gối chống trào ngược cho bé, để đảm bảo môi trường sạch sẽ cho trẻ. Một chiếc gối không thể vệ sinh có thể khiến vi khuẩn sản sinh, xâm nhập trực tiếp vào cơ thể trẻ.

Hãy nhớ rằng, bất cứ khi nào bạn cho bé bắt đầu ngủ ở một tư thế mới, cơ thể của bé sẽ cần có thời gian để cảm thấy thoải mái. Ví dụ, nếu cơ thể bé đang chuyển từ ngủ thẳng sang ngủ nghiêng, hãy cho bản thân trẻ thời gian để điều chỉnh. Đừng vội vàng đánh giá đó là một chiếc gối tồi tệ, không đáng dùng.

Bình luận

3