banner

Có nên cho bé ngủ trên gối chống trào ngược

Các bé bị trào ngược axit thường rất quấy, khóc liên tục và có giấc ngủ không ngon. Hầu hết tất cả các triệu chứng trào ngược sẽ biến mất theo thời gian và không cần có sự can thiệp của bác sĩ. Gối chông trào ngược cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ bé khi gặp phải tình trạng này. Chúng ta cùng tìm hiểu xem Có nên cho bé ngủ trên gối chống trào ngược hay không và chúng có an toàn với trẻ hay không nhé.

 

co-nen-cho-be-ngu-tren-goi-chong-trao-nguoc

 

Có nên cho bé ngủ trên gối chống trào ngược
Trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị đột tử khi ngủ trên gối hay xung quanh giường ngủ của bé có chăn hay bất kỳ vật gì có thể chèn vào đường thở của trẻ.
Nếu bé nhà bạn bị chứng trào ngược dạ dày, bạn có thể đặt bé nằm trên gối khi bé thức. Tuy nhiên, có một số bé sẽ ngủ thiếp đi trên gối và khi bị nhấc ra khỏi gối sẽ bị nôn trớ thì bố mẹ hoàn toàn có thể cho bé nằm ngủ trên gối nhưng bố mẹ cần nhớ quy tắc sau :” Luôn luôn có người giám sát bé trong lúc bé ngủ”

 

co-nen-cho-be-ngu-tren-goi-chong-trao-nguoc

 


Cách sử dụng gối chống trào ngược sao cho an toàn:
+ Nếu bé sử dụng cũi riêng để ngủ, bạn hãy đặt gối dưới nệm để nâng cao phần đầu cũi lên.

 

co-nen-cho-be-ngu-tren-goi-chong-trao-nguoc

 


+ Nếu bé nằm ngủ trên gối thì bạn cần giám sát bé tránh các trường hợp bé bị úp mặt vào gối hay bị trượt làm gối đè lên đường thở.
+ Vệ sinh gối thường xuyên và định kỳ.


5 điều bạn nên biết khi bé nhà bạn bị trào ngược dạ dày:
Những mẹo này có thể không chữa được hết chứng trào ngược của bé, nhưng chúng sẽ làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Thay đổi vị trí: Một bé bị trào ngược thì vị trí nằm tốt nhất của bé là phần đầu sẽ được tựa ở một góc từ 15 đến 30 độ.  Hãy điều chỉnh tư thế cho bé ngay trước khi bé bắt đầu khóc, vì khóc sẽ lấp đầy không khí trong bụng bé và làm triệu chứng trào ngược xấu đi.
Một chiếc ghế rung, ghế xích đu thực sự không phải là một sản phẩm lý tưởng để chống trào ngược vì tư thế trượt có thể làm tăng áp lực lên dạ dày của bé. Tuy nhiên, có một số bé lại thoải mái hơn với các dòng ghế này, mẹ có thể quan sát phản ứng của bé trước khi ra quyết định.
+ Tác động vào bé: Không bao giờ cho bé nằm trên đầu gối của bạn và đừng để bé ngồi thẳng sau khi bú. Tốt hơn hết là sau khi bé bú bạn không nên tác động vào bé mà để bé trong tư thế cố định. Bạn có thể thay tã cho bé trước khi cho ăn hoặc nếu cần thay tã thì hãy lăn bé từ bên này sang bên kia thay vì nhấc chân bé lên.

 

co-nen-cho-be-ngu-tren-goi-chong-trao-nguoc

 


+ Thức ăn: Việc ăn no trong một thời điểm khiến tình trạng trào ngược trở nên tồi tệ hơn, hãy chia nhỏ bữa ăn ra ( nhưng chắc hẳn ít bé chấp nhận việc cho ăn từng ít một). Bạn cũng có thể cho bé ăn dạng đặc hơn, nhưng nếu bé nhà bạn dưới 4 tháng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa. 
+ Bình sữa: Sử dụng một bình sữa thân thiện và hạn chế việc nuốt không khí vào bụng của bé. Hạn chế các thức phẩm có tính axit như: táo, chuối, cam,…Lê là loại ít axit nhất bạn có thể thử.

 

co-nen-cho-be-ngu-tren-goi-chong-trao-nguoc

 


+ Ngủ: Bạn có thể sử dụng một chiếc gối trào ngược và đặt dưới đệm của bé, việc này sẽ giúp nâng cao phần đầu của bé lên mà không gây nguy hiểm cho trẻ khi ngủ. Nếu bé nhà bạn lớn đã có thể tự nâng đầu, bạn có thể tham khảo bác sĩ về việc ngủ bụng của bé ( ngủ bụng sẽ giúp chất nôn tự do chảy ra khỏi miệng bé hơn, không bị mắc lại như khi ngủ ngửa nhưng chúng khá nguy hiểm) hoặc bạn cũng có thể cho bé ngủ nghiêng bên trái.

 

co-nen-cho-be-ngu-tren-goi-chong-trao-nguoc

 


Đặc biệt, bạn không nên cho bé ngủ ngay sau khi vừa bú.
Với câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên cho bé ngủ trên gối chống trào ngược hay không” và chúng có an toàn với trẻ hay không cũng như 5 mẹo mẹ có thể áp dụng với bé bị trào ngược được chúng tôi liệt kê ở phía trên hy vọng hữu ích với bạn.
Nguồn: tổng hợp
 

Bình luận

3