banner

Top 7 dấu hiệu bé tập ngồi

Ngồi là một tư thế đặc biệt thú vị mà các bé vô cùng yêu thích, nó mở ra một thế giới hoàn toàn khác và bé có thể khám phá được nhiều điều mới mẻ. Giúp các bữa ăn dặm của bé dễ dàng hơn và bé có thể quan sát xung quanh một cách dễ dàng hơn. Em bé của bạn có thể ngồi dậy sớm nhất là sáu tháng tuổi với một chút tác động hỗ trợ bé. Bé có thể ngồi độc lập và trở thành kỹ năng của bé khi bé vào khoảng 7 đến 9 tháng. Hãy cùng chúng tôi điểm danh qua Top 7 dấu hiệu bé tập ngồi và những cách bạn có thể giúp bé nhanh biết ngồi hơn nhé.

top-7-dau-hieu-be-tap-ngoi

Top 7 dấu hiệu bé tập ngồi
+ Em bé của bạn đã có thể kiểm soát đầu tốt và chuyển động cơ thể có chủ đích.
+ Bé có khả năng tự đẩy mình lên khi nằm úp mặt và có thể học cách lăn qua lăn lại.
+ Bé có thể ngồi được trong 1 khoảng thời gian ngắn nếu bạn đặt chúng thẳng ( bạn cần hỗ trợ bé tập ngồi trong giai đoạn này để bé không bị ngã)

top-7-dau-hieu-be-tap-ngoi


+ Bé có thể lăn theo cả 2 hướng và sẵn sàng để bò.
+ Bé có thể giữ vững được cơ thể trong vài giây khi đặt ở tư thế ngồi ếch ( bé được đặt ngồi và 2 tay bé chống xuống sàn cạnh chân)
+ Bé nhận thức được cơ thể của mình, có thể sử dụng tay và chân, bé hiểu chân và mông của mình có thể làm bề mặt chịu trọng lượng khi bé ngồi.
+ Khi được tập trong tư thế ngồi ếch bé đã có thể bỏ 1 tay ra để với đồ chơi.

top-7-dau-hieu-be-tap-ngoi


Bạn cần làm gì để giúp bé tập ngồi?
Thực hành nhiều lần là một cách hoàn hảo, hãy cho bé nhà bạn cơ hội ngồi thẳng để giúp chúng có thêm sức mạnh. Ngồi độc lập đòi hỏi một sự thay đổi có kiểm soát từ trái qua phải, tiến, lùi đều đặn. Để làm được điều này bé cần nhiều sức mạnh hơn và thực hành di chuyển theo tất cả các hướng khác nhau. Để giúp bé tập ngồi bạn có thể áp dụng các cách sau:
+ Tập cho bé ngồi thực hành với nhiều tư thế khác nhau để bé khám phá và thử nghiệm các phương pháp khác nhau để bé tự chuyển động cơ thể.

top-7-dau-hieu-be-tap-ngoi


+ Dành nhiều thời gian cho bé luyện tập trên sàn nhà, sẽ thúc đẩy sự độc lập của trẻ, hãy đặt mục tiêu chơi trên sàn ít nhất 2 đến 3 lần mỗi ngày cùng với các đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
+ Đặt bé vào giữa 2 chân của mẹ hoặc sử dụng ghế tập ngồi cho bé. Mẹ có thể đọc sách cho bé, hát các bài hát vui tươi hoặc cho bé chơi các trò chơi vận động tinh.
+ Bạn có thể đặt bé ngồi trên sàn và đặt các gối, đệm xung quanh bé và để bé tự luyện tập.
Tại sao luyện tập bụng lại tốt cho bé trong giai đoạn tập ngồi?
Thời gian tập bụng vô cùng quan trọng trong giai đoạn bé tập ngồi. Nếu bé nhà bạn không thích nằm bụng trong một thời gian dài, hãy cho bé nằm bụng một vài phút trong một vài lần mỗi ngày. Và khi bé đã quen với vị trí này thì mẹ tăng dần thời gian lên.

top-7-dau-hieu-be-tap-ngoi


Trước khi cho bé tập bụng mẹ hãy chắc chắn rằng bé đang khỏe mạnh, được nghỉ ngơi tốt và có một chiếc bỉm sạch sẽ. Để khuyến khích bé nằm sấp, mẹ hãy nằm cùng bé để bé nhìn thấy khuôn mặt mẹ sẽ thúc đẩy bé nằm vị trí như này lâu hơn. Hoặc bạn cũng có thể đặt 1 chiếc gương trên sàn nhà để bé nhìn thấy khuôn mặt của chính mình.

top-7-dau-hieu-be-tap-ngoi

 

Hoặc khi bé nằm ngửa mẹ cũng có thể luyện tập các cơ cho bé.

Tôi có thể sử dụng một chiếc ghế tập ngồi cho bé hay không?

Bạn dễ dàng tìm thấy một chiếc ghế tập ngồi cho bé nhiều loại khác nhau trên thị trường, nó là một dòng sản phẩm phù hợp với các bé từ 3 tháng đến 12 tháng ( tùy khuyến cáo của nhà sản xuất). Được thiết kế ôm sát cơ thể của bé, hỗ trợ bé ngồi tối đa.

top-7-dau-hieu-be-tap-ngoi


Nhưng trước khi đặt bé vào ghế tập ngồi bạn hãy quan sát 7 dấu hiệu phía trên để biết bé nhà mình đã sẵn sàng. Việc để bé ngồi quá sớm trong ghế hoặc quá lâu sẽ cản trở sự phát triển các kỹ năng của trẻ, chính vì thế bạn có thể cân nhắc đợi đến khoảng tháng thứ 6 mới cho bé ngồi trong ghế và áp dụng nhiều phương pháp khác để bé thực hành.
Nếu bạn cảm thấy bé nhà mình chậm phát triển thì bạn cần làm gì?
Nếu bé nhà bạn không tự ngồi được khi bé được 9 tháng thì hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa. 
Các tư thế giúp bé ngồi dậy:
+ Ngồi trên đùi mẹ ( 3 – 6 tháng)

top-7-dau-hieu-be-tap-ngoi


+ Ngồi trên sàn giữa 2 chân của mẹ ( 4 – 5 tháng)
+ Ngồi trên ghế tập ngồi, giỏ đựng đồ, gối chữ C ( 4 – 5 tháng)
+ Ngồi ếch ( 4 – 6 tháng)
+ Ngồi nhẫn ( 6 – 8 tháng): 2 chân của bé sẽ cách xa nhau nhưng 2 lòng bàn chân sẽ gần nhau tạo thành 1 hình vòng tròn.

top-7-dau-hieu-be-tap-ngoi


Với Top 7 dấu hiệu bé tập ngồi cũng các cách để bạn có thể giúp bé tập ngồi được chúng tôi liệt kê chi tiết phía trên hy vọng đã giúp ích cho bạn. Chúc bạn và bé có những giờ thực hành vui vẻ.

Bình luận

3